tan

Bí quyết xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Sự phát triển của doanh nghiệp luôn đi đôi với quá trình xây dựng thương hiệu. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thương hiệu luôn là yếu tố cần được quan tâm và phát triển ngay từ khi thành lập. Nếu bạn biết 7 bước để phát triển thương hiệu dưới đây, bạn sẽ không còn nghĩ việc làm thương hiệu quá khó hay tốn nhiều chi phí.

Xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp thành công chinh phục khách hàng – Ảnh Len Nguyễn Media

Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu?

Stephen King – một nhà văn người Mỹ đã từng nói: “Một sản phẩm có thể lỗi thời nhanh chóng nhưng một thương hiệu thành công sống mãi với thời gian”. Có thể thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng để góp phần tạo nên sự trường tồn và phát triển bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

Xây dựng lòng tin với khách hàng

Thương hiệu là những giá trị, ý niệm, cảm xúc và ấn tượng mà khách hàng có với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp phát triển mối quan hệ lâu dài và tin cậy với khách hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh, giá trị thương hiệu, giúp định vị được sản phẩm và dịch vụ của mình trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Thương hiệu là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng

Khi nói về một thương hiệu mạnh, chúng ta có thể nói về những ưu điểm tuyệt vời của họ. Điều này có thể được nhắc đến trong những cuộc trò chuyện giữa các khách hàng của bạn. Cái tên thương hiệu khi được lặp đi lặp lại nhiều lần và được giới thiệu cho nhiều người, điều này sẽ góp phần mang những sản phẩm, dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng.

Định hình giá trị doanh nghiệp

Với những điều mà doanh nghiệp thể hiện ra bên ngoài trong quá trình xây dựng thương hiệu sẽ trở thành đặc điểm nhận biết về thương hiệu trong mắt khách hàng. Từ điều này, khi có nhiều người biết về thương hiệu và thật sự hiểu những thông điệp bạn truyền tải, thương hiệu sẽ có được những giá trị riêng. 

Chẳng hạn, kênh truyền hình RT đưa tin bảng xếp hạng Brand Finance Global 500 vừa công bố năm 2023 với những giá trị thương hiệu đắt giá nhất thế giới như: 

  • Theo định giá, mặc dù Amazon đã giành lại vị trí dẫn đầu nhưng giá trị thương hiệu của họ đã giảm hơn 50 tỷ USD trong năm nay, từ 350,3 tỷ USD xuống còn 299,3 tỷ USD.
  • Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai, với giá trị thương hiệu giảm 16% từ 355,1 tỷ USD xuống còn 297,9 tỷ USD.
  • Google được xếp hạng là thương hiệu có giá trị lớn thứ ba trên thế giới với giá trị tăng 7% lên 281,4 tỷ USD.

Cho đến hiện tại, khi nhắc đến 3 cái tên này, hầu hết mọi người trên thế giới đều biết đến. Và để làm được điều này, đó là cả một quá trình dài xây dựng thương hiệu từ những bước nhỏ nhất.

Xem thêm >>> 5 YẾU TỐ GIÚP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU MẠNH

Tạo niềm tin cho nhân viên trong doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu ngay từ khi thành lập giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và định vị dễ dàng hơn – Ảnh Len Nguyễn Media

Ngoài ra, khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp còn có thể tạo ra một bức tranh tổng thể về mình, bao gồm tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị, văn hóa và cách thức hoạt động của mình. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ và đồng thuận với tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, từ đó tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công việc của họ.

Thương hiệu tạo sự “độc nhất”

Thương hiệu khi đủ vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp được bảo vệ khỏi sự sao chép hoặc bắt chước của các đối thủ cạnh tranh, tăng tính độc đáo và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Xem thêm >>>  MỜI ĐĂNG KÝ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH ASEAN 2023 TẠI MALAYSIA 

Xây dựng thương hiệu – Khoản đầu tư luôn có lợi

Xây dựng thương hiệu là yếu tố để phát triển bền vững trên thị trường – Ảnh Len Nguyễn Media

Nhiều người cho rằng việc phát triển kinh doanh không cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Thế nhưng, đây là một quan điểm khá sai lầm và cần thay đổi ngay lập tức.

Dù là doanh nghiệp vừa mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ hay vừa, khi xác định muốn tồn tại vững chắc trên thị trường, bạn cần quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Vì sao chúng ta cần làm điều đó?

Giữa vô vàn những doanh nghiệp đang kinh doanh cùng mặt hàng, cùng giá thành với bạn ngoài thị trường, điều gì sẽ giữ chân khách hàng? Điều gì có thể làm khách hàng nghĩ ngay đến bạn khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm? Đó chính là thương hiệu. Thương hiệu là chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Do đó, các doanh nghiệp ngay từ khi vừa thành lập, hãy cân nhắc đến việc xây dựng thương hiệu để tạo sự đồng bộ và có hướng đi chính xác hơn.

Giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiểu rõ về doanh nghiệp

Trước khi muốn xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần hiểu rõ về doanh nghiệp của mình. Tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh, định hướng, ngành hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu, điểm đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ là gì… Tất cả các câu hỏi này phải được tìm hiểu sâu sắc và chi tiết để có được sự định hình cơ bản nhất. 

Việc hiểu rõ doanh nghiệp sẽ giúp bạn có hướng đi chính xác hơn trong việc lựa chọn các hoạt động quảng cáo – truyền thông ra bên ngoài. Đồng thời, chỉ khi thật sự hiểu rõ bạn đang làm thương hiệu cho doanh nghiệp như thế nào thì hiệu quả mới đạt được ở mức tốt nhất.

Phân tích đối thủ

Đối thủ chính là ví dụ điển hình mà bạn nên xem xét và quan sát khi có ý định xây dựng thương hiệu. Hãy tập trung vào họ để biết được đối thủ của bạn đang làm điều gì, những điều họ đang làm có ưu và nhược điểm ra sao. 

Sau khi tổng kết được các hoạt động mà đối thủ thực hiện, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, hiểu được những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 

Đừng quên đo lường mức độ nhận diện thương hiệu giữa bạn và đối thủ trước khi bắt đầu một chiến dịch lớn cho việc xây dựng thương hiệu. Bởi kết quả trước khi thực hiện chiến dịch và sau chiến dịch có thể đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu.

Định hình chiến lược xây dựng thương hiệu

Một trong những sai lầm thường gặp trong việc xây dựng thương hiệu chính là chưa định hình được chiến lược trước khi bắt tay vào thực hiện. Bạn cần cân nhắc những chiến lược chung, tổng quát nào phù hợp với thương hiệu của mình để từ đó đưa ra những hoạt động truyền thông liên quan tương ứng.

Xây dựng ma trận SWOT

Phân tích và xây dựng ma trận SWOT là cách tốt để nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Từ ma trận này, bạn có thể liệt kê ra những điều nên và không nên có trong chiến dịch xây dựng thương hiệu. 

Chẳng hạn như, bạn nên truyền thông về điểm mạnh của công ty, những lợi ích mà công ty có thể đem lại cho khách hàng thay vì chỉ tập trung vào điểm yếu, những điểm chưa làm tốt hoặc bạn có thể chỉ ra những điều doanh nghiệp chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách khéo léo với những cách khắc phục thích hợp. Tùy vào từng trường hợp của doanh nghiệp sẽ có những cách khác nhau.

Tạo bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng thương hiệu luôn là yếu tố then chốt tạo nên thành công cho cho doanh nghiệp khi tiếp cận khách hàng – Ảnh Len Nguyễn Media

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand identity) là tập hợp các yếu tố nhận diện, gồm các đặc trưng hình ảnh, màu sắc, ký hiệu, logo, slogan, phong cách thiết kế và các yếu tố khác được sử dụng để nhận diện một thương hiệu trên thị trường. Bộ nhận diện thương hiệu giúp định vị thương hiệu trên thị trường, tạo dựng được sự tin tưởng và tạo ấn tượng với khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm các yếu tố sau:

  • Logo: là biểu tượng đại diện của thương hiệu, đây có thể là một hình ảnh đơn giản, một chữ cái hoặc một ký hiệu đặc trưng mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu. Logo nên có màu sắc liên quan đến màu định vị thương hiệu.
  • Màu sắc: màu sắc được sử dụng để tạo nên sự độc đáo và giúp khách hàng dễ nhận diện thương hiệu. Màu sắc định vị cần phù hợp với ngành nghề, giá trị của thương hiệu và thị hiếu của khách hàng.
  • Phông chữ: phông chữ được sử dụng trong các tài liệu văn bản và quảng cáo để tạo sự đồng nhất, giúp dễ nhận diện.
  • Slogan: là câu khẩu hiệu mang tinh thần thương hiệu, được sử dụng để tóm tắt giá trị và thông điệp của thương hiệu.
  • Các tài liệu quảng cáo: bao gồm các tài liệu in ấn, như brochure, namecard, catalogue, banner, poster cần có sự đồng bộ để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.
  • Phong cách thiết kế: Mặc dù xây dựng thương hiệu gắn liền với sự sáng tạo và đổi mới nhưng bên cạnh việc luân phiên thay đổi, bạn cũng cần có những template thiết kế riêng đặc trưng phù hợp cho những nội dung tương đương để tạo sự đồng nhất.

Khi kết hợp đầy đủ các yếu tố trên, bộ nhận diện thương hiệu sẽ trở nên hoàn chỉnh và dễ nhớ hơn đối với khách hàng. Từ đó, hình thành hình ảnh riêng biệt và cá nhân hóa cho thương hiệu.

Xem thêm >>> MỜI ĐĂNG KÝ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2023 TẠI TP.HCM

Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu thường được hiểu là một biểu tượng mà khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng đều sẽ nghĩ đến. 

Ví dụ, khi nhắc đến mì chua cay bán chạy tại Việt Nam, bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu nào? Khi nói đến bột giặt, bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu nào? Hay nói cách khác, khi nói đến dầu gội đầu Xmen, bạn nghĩ đến hình ảnh gì?

Những câu trả lời đang hiện ra trong đầu bạn chính là những thành công mà các thương hiệu đó đã làm được đối với khách hàng của mình.

Xmen sử dụng hình ảnh một người đàn ông nước ngoài lịch lãm chuyên cứu “mỹ nhân” để làm đại diện cho thương hiệu.

Bột giặt Omo luôn đi với hình ảnh gia đình, sự khuyến khích con cái không ngại lấm bẩn để làm điều mình thích. Hình ảnh quen thuộc với các bà nội trợ Việt.

Như vậy, để xây dựng thành công hình ảnh trong lòng khách hàng, bạn cần cá nhân hóa thương hiệu của mình. Thương hiệu của bạn sẽ do nam hay nữ đại diện, họ có đặc điểm gì? 

Hãy bắt đầu nghiên cứu ngay từ bây giờ để có được những hình ảnh đại diện thương hiệu chính xác, đồng bộ theo thời gian.

Thực thi các chiến dịch truyền thông – quảng cáo

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các yếu tố trên, doanh nghiệp cần có những chiến dịch truyền thông – quảng cáo. Những thương hiệu lớn cũng không ngừng nỗ lực trên đường đua thực hiện các TVC quảng cáo, những câu chuyện kể đầy thú vị để ghi dấu trong lòng khách hàng.

Có nhiều hình thức thể hiện một chiến dịch truyền thông trong quá trình xây dựng thương hiệu, trong đó, bạn có thể tham khảo một số hoạt động như: 

  • Booking PR truyền hình: doanh nghiệp có thể quảng cáo TVC, các sản phẩm và dịch vụ một cách khéo trong chương trình quảng cáo, chương trình truyền hình phù hợp với ngành hàng.
  • Booking PR báo giấy: hình thức quảng cáo mang lại hiệu quả tương đối tốt nhưng tốn nhiều chi phí.
  • Booking PR báo mạng: quảng cáo khéo léo và lồng ghép với nhiều lựa chọn đa dạng về kênh truyền thông
  • Quảng cáo loa phát thanh & radio: loại hình quảng cáo tối ưu chi phí nhưng có hiệu quả branding tốt
  • Thiết kế và xây dựng website tối ưu SEO: Website là ngôi nhà lớn của doanh nghiệp, do đó bạn nên đầu tư một trang web chỉn chu để có thể tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Bên cạnh đó, các bài viết SEO sẽ giúp tối ưu công cụ tìm kiếm tăng khả năng hiển thị trên Google, giúp bạn tiếp cận nhiều hơn với khách hàng.

Với 7 bước xây dựng thương hiệu được đề cập trong bài, hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn đã có thể bắt đầu tạo dựng cho mình những bước đi đầu tiên, giúp thương hiệu phát triển hơn trên thị trường. Nếu bạn đang cần được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn về chiến lược xây dựng thương hiệu hoặc các vấn đề truyền thông – marketing, Hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. 

CÔNG TY TNHH LENS GROUP

Trụ sở HCM: 64Bis Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM

VPĐD Hà Nội: P105, Khu TT 222D, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Hotline: 090 377 2086 – 0983 977 845 – MST: 0313474590

Email: lennguyenmedia@gmail.com

Website: lennguyenmedia.com

Xem thêm:

error: Content is protected !!