tan

Diễn đàn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bền vững năm 2023 trong cộng đồng Doanh nghiệp.

Viện Chiến lược phát triển Nhân lực – Nhân tài Việt Nam tổ chức Chương trình Diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bền vững năm 2023 trong cộng đồng Doanh nghiệp” nhằm xây dựng lên một lực lượng lao động chất lượng cao góp phần tạo ra nền kinh tế tri thức trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Chương trình dự kiến được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 2023 tại Hà Nội.

Diễn đàn “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bền vững năm 2023 trong cộng đồng Doanh nghiệp” dự kiến được tổ chức vào ngày 15 tháng 11 năm 2023 tại Hà Nội.

MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

Đại dịch Covid-19 xuất hiện ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính mạng, sức khỏe con người, tác động trực tiếp và sâu rộng đến nền kinh tế – xã hội của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Đại dịch giống như một phép thử sức khỏe của nền kinh tế, nhìn lại kết quả trong năm 2021, Việt Nam đạt tăng trưởng 2,58%, cho thấy nền tảng vững chắc của nền kinh tế, cách thích ứng linh hoạt của Bộ máy lãnh đạo đất nước và sự sáng tạo, sức chống chịu bền bỉ của các doanh nghiệp trong đại dịch Covid – 19.

Khủng hoảng Nga – Ukaraina đã đẩy Châu Âu vào một cuộc khủng hoảng toàn diện cả về an ninh, năng lượng, giá cả và tăng trưởng kinh tế. Chính trị có thể kết thúc nhanh, nhưng hậu quả về kinh tế và đầu tư có thể kéo dài vài ba năm. Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế rất cao, chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực về nhiều mặt, đặc biệt là xuất khẩu, đầu tư, du lịch nước ngoài và lạm phát. Vì vậy, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và mở rộng thị trường nội địa là vấn đề then chốt nhằm duy trì đà phục hồi trong ngắn hạn và tăng trưởng bền vững trong trung hạn.

DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRONG CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

Khi Châu Âu khủng hoảng, nhiều nhà đầu tư sẽ đẩy nhanh dịch chuyển, tìm đến nơi an toàn, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó, dịch covid – 19 đã được kiểm soát, tỷ lệ bảo phủ vaccine đứng thứ 6 cao nhất thế giới, nền kinh tế đã như chiếc lò xo bị nén lại và giờ là lúc sẵn sàng để bung ra. Với tinh thần đó, chúng ta phải tập trung hơn nữa, khởi động lại nền kinh tế Việt Nam, phấn đấu GDP đạt mức tăng trưởng 6– 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900USD và kiềm chế lạm phát dưới 4%.
Muốn như vậy chúng ta phải tập trung:

  • Tăng cường kết nối thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp nội địa dựa trên nền tảng số hóa.
  • Doanh nghiệp kết nối người tiêu dùng với hệ thống thương mại và thanh toán điện tử.
  • Kích cầu tiêu dùng nội địa, đổi mới và nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng Hàng Việt Nam”.
  • Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực

Thời gian qua, các giải pháp Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như gia hạn nộp thuế, ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ người lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp đã được triển khai hiệu quả trên phạm vi toàn quốc. Các ngành chức năng đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp biến khó khăn thành cơ hội thông qua củng cố nội lực, đặc biệt là trong chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ; nâng cao trình độ người lao động; thu hút nhân tài, nâng cấp chiến lược kinh doanh, tăng cường liên kết sức mạnh, tạo chuỗi giá trị mới, bền vững; củng cố và mở rộng thị trường; nâng cao năng lực chống đỡ trước những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu. Để làm được điều này ngoài những vấn đề về thể chế thì cốt lõi là sự liên kết tin cậy giữa các Doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu dùng trên nền tảng chia sẻ công bằng các nguồn lực sẵn có như Nguyên liệu, Nhân lực, Công nghệ và Thị trường. Việc kết nối, liên kết có thể tạo ra những trung tâm thương mại chuyên ngành siêu lớn như vật liệu xây dựng, đồ nội thất, sản phẩm công nghệ, nông sản, nhân lực, hàng tiêu dùng tại các vùng kinh tế động lực của đất nước. Ngay cả những vấn đề như kinh tế đường phố, chợ lưu động, chợ nông thôn hỗn hợp nếu không có những liên kế bền chặt, được tổ chức điều phối tốt cũng sẽ không phát huy được hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên, việc liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất yếu do nhiều nguyên nhân, nhưng kinh nghiệm của các nước cho thấy chúng ta không có con đường nào khác để phát triển nhanh và bảo vệ hiệu quả thị trường nội địa ngoài việc liên kết. Liên kết cũng là yếu tố quan trọng để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng của nền kinh tế. Muốn như vậy, chúng ta phải đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao bền vững trong chính mỗi doanh nghiệp.

Hưởng ứng Nghị quyết số 32/2021/QH15 tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid – 19 vừa phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời theo tinh thần Đại hội XII khẳng định, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nghị Quyết của Đại hội XIII của Đảng định hướng đến năm 2030 Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Chương trình diễn đàn “ Doanh nhân, Doanh nghiệp phát triển thị trường nội địa gắn với đổi mới sáng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” năm 2023 và biểu dương “Doanh nhân – doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước” là cơ hội kết nối những doanh nhân,nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, dịch vụ trên cả nước, đoàn kết sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, chia sẻ giá trị, mang lại lòng tin cho người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Giới thiệu và ghi nhận những nhân tài, nhân lực chất lượng cao đang chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn để hội nhập và phát triển bền vững thị trường nội địa Việt Nam, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chương trình cũng là chất xúc tác củng cố niềm tin của các doanh nhân, doanh nghiệp đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thổi bùng lên lòng tự hào dân tộc và khát vọng tự tôn, vì mục tiêu xây dựng một Việt Nam hùng cường và trở thành quốc gia phát triển.

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

Mọi thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Công ty Cổ phần, TNHH, Hợp tác xã; Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; Doanh nhân, nhân lực chất lượng cao đang hoạt động, làm việc trong các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Các đối tượng trên phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam; tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo an sinh xã hội.

THÀNH PHẦN THAM DỰ ĐOÀN

-Đại diện Trung ương hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam
-Đại diện Viện khoa học phát triển Nhân lực – Nhân tài Việt Nam
-Đại diện một số Ban, bộ ngành, cơ quan trung ương, địa phương;
-Các đơn vi, doanh nghiệp, nhà trí thức, nhà khoa học tiêu biểu và các cơ quan thông tấn, báo chí;

  • Thời gian dự kiến: ngày 15 Tháng 11 năm 2023;
  • Địa điểm: Thủ đô Hà Nội
  • Số lượng đại biểu (toàn đoàn): 150 đại biểu. Trong đó khách mời là đại diện lãnh đạo của một số tổ chức; cơ quan, Ban, Bộ ngành liên quan ở Trung ương:
  • Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội;
  • Đại diện Lãnh đạo Bộ Công thương;
  • Đại diện Lãnh đạo Bộ Nội vụ;
  • Đại diện Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư;
  • Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và du lịch;
  • Đại diện Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Đại diện các cơ quan báo chí trung ương, địa phương;

THƯỜNG TRỰC BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
178 Nguyễn Đổng Chi, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline: 090 377 2086

Xem thêm: