tan

5 Tiêu chí đánh giá sự thành công của chiến dịch influencer marketing

Influencer marketing là chiến dịch truyền thông – quảng cáo hiệu quả được ứng dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và tăng lợi nhuận kinh doanh. Khi biết cách triển khai đúng đắn và chọn được người đồng hành phù hợp, thương hiệu của bạn sẽ có thể trở nên vững mạnh và được nhiều khách hàng tiềm năng biết đến.

Nắm bắt tiêu chí đo lường mức độ thành công của influencer marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết được ưu và nhược điểm của chiến dịch – Ảnh Len Nguyễn Media.

Vai trò của Influencer marketing

Tăng mức độ nhận diện cho thương hiệu

Influencer là những người có sức ảnh hưởng lớn với xã hội, họ là người được công chúng biết đến với những thông tin tích cực và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Do đó, khi hợp tác cùng với các influencer trong chiến dịch influencer marketing, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được với những đối tượng, khách hàng mục tiêu hoặc tiềm năng. Đây là yếu tố cần thiết để thúc đẩy nhận diện thương hiệu và phát triển kinh doanh. 

Tăng mức độ tin cậy cho thương hiệu

Những người có sức ảnh hưởng trên truyền thông, báo chí hay mạng xã hội luôn sở hữu lượng người ủng hộ đông đảo. Đây chính là cơ hội lớn mà influencer marketing có thể mang lại cho doanh nghiệp. Cụ thể, thông qua những nhận xét, chia sẻ và cảm nhận của influencer, người xem và nghe họ sẽ có thể biết đến sản phẩm/ thương hiệu của doanh nghiệp, từ đó họ có thể đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng mà không phải đắn đo quá nhiều. Đặc biệt, khi doanh nghiệp lựa chọn những người đồng hành nổi tiếng với những thông tin tích cực trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ được nâng mức độ tin cậy và được tin dùng hơn rất nhiều. 

Một vài ví dụ điển hình trong chiến dịch influencer marketing hiện nay như: với thành công đáng nhớ trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế (Miss grand international 2021), Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã trở thành đại diện cho rất nhiều thương hiệu lớn trong nước. Nhờ vào sự ngưỡng mộ và yêu thích đến từ người hâm mộ, các thương hiệu này đều nhận được các phản hồi tích cực từ phía khách hàng thông qua hình ảnh của hoa hậu Thùy Tiên.

Có thể thấy, việc tận dụng hiệu quả và khéo léo influencer sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc nâng giá trị thương hiệu. 

Xem thêm >>> 7 BƯỚC XÂY DỰNG NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU ĐÚNG CÁCH

Tăng chỉ số ROI (Return on investment)

Chiến dịch influencer marketing được xem là một trong những hoạt động giúp tăng chỉ số ROI nhanh và hiệu quả – Ảnh Len Nguyễn Media.

Khi doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra một số tiền để thực hiện các chiến lược marketing, họ luôn muốn nhận được kết quả tốt nhất và thậm chí là có thể thu được lợi nhuận lớn hơn số tiền đã bỏ ra đầu tư. Và chiến dịch influencer marketing chính là chiến dịch có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng cho doanh nghiệp. Thông qua các quảng cáo và nội dung mà influencer đăng tải trên trang cá nhân hoặc các nền tảng khác của họ, doanh nghiệp có thể nhận được tỷ lệ chuyển đổi tốt từ phía người tiêu dùng hay còn gọi là chỉ số ROI – Tỷ lệ người dùng mua và sử dụng sản phẩm thông qua hoạt động marketing. Đây chắc chắn là chỉ số mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tăng nhanh khi thực hiện các hoạt động marketing.

5 Tiêu chí đo lường mức độ thành công của Influencer marketing

Để kiểm tra mức độ hiệu quả của các chiến dịch marketing, đặc biệt là với influencer marketing, bạn có nhiều chỉ số đo lường tùy vào thông tin mà doanh nghiệp muốn biết. Trong đó, 5 tiêu chí dưới đây là những yếu tố cơ bản nhất cần được đo lường khi thực hiện chiến dịch influencer marketing.

Độ phủ (Reach) và thông điệp của thương hiệu 

Độ phủ trong chiến dịch influencer marketing mang lại sẽ giúp thương hiệu chạm đến nhiều khách hàng tiềm năng – Ảnh Len Nguyễn Media.

Độ phủ (reach) được hiểu là lượt tiếp cận các khách hàng tiềm năng tối đa trong một bài đăng/ một video của influencer. Khi người có sức ảnh hưởng đăng bất kỳ nội dung nào liên quan đến thương hiệu của bạn, bạn có thể đo lường hiệu quả thông qua số lượt like, share, comment, đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi từ những người trong số đó sang khách hàng của bạn. Như vậy, thông qua độ phủ mà influencer mang lại, doanh nghiệp có thể tiếp cận được với rất nhiều đối tượng khác nhau, kể cả khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. 

Bên cạnh đó, thông điệp của thương hiệu cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ thành công. Chẳng hạn, khi influencer truyền tải thông điệp của thương hiệu, điều này dựa trên những thỏa thuận trước đó của hai bên. Do đó, khi thông điệp được truyền tải đi, bạn cần kiểm tra xem người tiếp cận đã hiểu đúng thông điệp hay chưa và có những hiểu lầm nào đối với thương hiệu hay không. Điều này nhằm đảm bảo thương hiệu hạn chế được những rủi ro về khủng hoảng truyền thông hoặc hiểu sai về thông điệp, giá trị của thương hiệu.

Xem thêm >>> CHƯƠNG TRÌNH VINH DANH THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG ĐẤT VIỆT NĂM 2022

Sự liên quan giữa thông điệp truyền tải của influencer 

Mức độ liên quan của thông điệp truyền tải được hiểu chính xác là sự liên quan giữa khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và đối tượng tiếp cận bài viết của influencer. Cụ thể, doanh nghiệp của bạn đang cần một người có sức ảnh hưởng quảng bá cho sản phẩm dầu gội của nam giới trẻ, chắc chắn người được chọn sẽ là nam A, ở độ tuổi từ 20-30 và có những đặc điểm, tính cách gần giống với thương hiệu.

Như vậy, các đối tượng, những người có khả năng tiếp cận và yêu thích nội dung được đăng tải bởi nam A cũng phải là những người ở độ tuổi và phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp đề ra từ đầu. 

Để đo lường chỉ số này, hãy bắt đầu đặt ra những câu hỏi như: những bình luận trong bài viết của influencer đã đúng với mục tiêu chiến dịch và thông điệp đã đề ra hay chưa; bài viết có thu về lượt mua hàng nào hay không…

Doanh nghiệp cần hạn chế tình trạng khi influencer truyền tải thông điệp với các mã khuyến mãi hoặc giảm giá cho chiến dịch mua mỹ phẩm nhưng khách hàng vào bình luận lại chỉ quan tâm đến quần áo của influencer. Để làm được điều này, đòi hỏi sự nhất quán trong thông điệp truyền tải/ cách thức truyền tải của doanh nghiệp và influencer, đặc biệt là sự đồng nhất nội dung trên mọi nền tảng đăng tải.

Chỉ số cảm xúc (Sentiment)

Việc áp dụng chiến dịch influencer marketing đúng cách giúp khách hàng thay đổi sang cảm xúc tích cực và yêu thích thương hiệu hơn – Ảnh Len Nguyễn Media

Chỉ số cảm xúc được hiểu là những phản hồi thảo luận của các đối tượng khán giả. Chỉ số này được chia thành 3 loại cơ bản: tích cực (positive), tiêu cực (negative) và trung lập (neutral). Trong quá trình influencer và doanh nghiệp làm việc với nhau, hãy bắt đầu đo lường những phản hồi từ phía khán giả, công chúng về thông điệp và cả về influencer để xem chiến dịch có đang phát triển theo hướng tích cực hay không. Chiến dịch influencer marketing chỉ thật sự thành công khi công chúng đón nhận những thông tin về thương hiệu do influencer truyền tải một cách tích cực và ấn tượng.

Influencer marketing – Khả năng thay đổi cảm xúc của khách hàng (Resonance)

Khả năng thay đổi cảm xúc của khách hàng được hiểu là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực trong suốt quá trình influencer marketing được thực hiện. Doanh nghiệp cần kiểm tra xem những cảm xúc tiêu cực mà khách hàng dành cho thương hiệu đã thay đổi theo chiều hướng tốt khi có sự trợ giúp của influencer hay chưa? Hơn nữa, từ khi các thông điệp được truyền tải đi, thương hiệu đã nhận được những cảm xúc yêu thích nhiều hay ít và nguyên nhân là do đâu, từ những thông điệp nào?…

Khi có thể tìm ra được những nguyên nhân vì sao khách hàng yêu thích thương hiệu, bạn sẽ có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế những điểm chưa tốt.

Xem thêm >>> 5 Yếu tố giúp doanh nghiệp thành công trong chiến dịch Influencer Marketing

Kiểm tra hiệu quả thông qua các thông số và hoạt động cụ thể

Len Nguyễn Media là một trong những đơn vị giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn hoạch ra những chiến dịch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp – Ảnh Len Nguyễn Media

Có nhiều cách để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch influencer marketing, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tham khảo một số hoạt động góp phần đo lường hiệu quả dễ dàng hơn sau đây:

Tạo mã phiếu giảm giá: Việc tạo mã phiếu giảm giá sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng người sử dụng. Đặc biệt, đối với những mã được tạo riêng cho từng influencer, doanh nghiệp sẽ đánh giá được người nào có khả năng lan tỏa và thu hút khách hàng dùng phiếu giảm giá nhanh nhất, sớm nhất với số lượng bao nhiêu. 

Tạo đường liên kết: Hiện nay, khi sử dụng tik tok, các reviewer khi quảng cáo một sản phẩm nào đó thường để một link mua sản phẩm do doanh nghiệp tạo riêng cho họ. Tương tự với mã phiếu giảm giá, đây cũng là một cách đo lường hiệu quả mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Tính toán doanh thu: Sau mỗi khoản đầu tư bỏ ra trong từng hoạt động thúc đẩy kinh doanh với sự trợ giúp của influencer, bạn có thể tính toán lại khoản tiền bỏ ra và khoản tiền thu lại sau khi hoạt động kết thúc có chênh lệch như thế nào để biết chính xác hiệu quả. 

Tóm lại, việc tận dụng chiến dịch influencer marketing sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu mà còn góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh nhanh chóng nhờ vào độ tin cậy và sự nổi tiếng của influencer. Tuy nhiên, để áp dụng chiến dịch đúng đắn, doanh nghiệp cần có một đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp, sẵn sàng nắm bắt xu hướng và biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một cố vấn truyền thông – marketing giàu kinh nghiệm, sẵn sàng giúp bạn vạch ra các kế hoạch cụ thể để phát triển thương hiệu, hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. 

Xem thêm: