tan

Chiến lược truyền thông và những thuật ngữ cần biết

Chiến lược truyền thông là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ những thuật ngữ trong mỗi chiến lược chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn!

Chiến lược truyền thông giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro – Ảnh: Len Nguyễn Media

Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông được định nghĩa là một kế hoạch hay một văn bản hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ của mình thành thương hiệu, nhằm đáp ứng được những mục tiêu truyền thông và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. 

Chiến lược đóng vai trò giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, đối tượng và cách thức truyền tải thông điệp thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Nếu xây dựng được một chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc. Một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và đạt được lợi nhuận tốt đều nhờ vào sự đóng góp to lớn của các chiến dịch truyền thông.

Chiến lược truyền thông quan trọng như thế nào?

Giúp xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng

Chiến lược truyền thông mang đến những kế hoạch cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Đây cũng chính là một trong những đề mục quan trọng hàng đầu trong mỗi chiến lược. 

Nếu không có chiến lược đúng hướng ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ khó có thể kết nối đúng cách với khách hàng và đạt được những mục tiêu mong muốn. Mọi dự định và ý muốn của bạn đều chỉ thành hiện thực khi bạn viết chúng ra giấy và thực hiện nó theo trình tự logic và hợp lý nhất. Do đó, hãy lập ngay một chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp, đừng làm mọi thứ theo cảm tính, điều đó sẽ khó mang lại hiệu quả tốt.

Chiến lược truyền thông cần được chuẩn bị và lên kế hoạch chỉn chu ngay từ ban đầu – Ảnh: Len Nguyễn Media

Hoạch định được những thông điệp hiệu quả 

Các chiến lược truyền thông đều chứa đựng những thông điệp hiệu quả và mới mẻ, đây cũng chính là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, trong các kế hoạch truyền thông thường đề cập đến nội dung này và tách hẳn thành một đề mục riêng, nhằm giúp nội bộ công ty hiểu rõ được những gì doanh nghiệp đang làm và bám sát vào thông điệp đó. 

Ngoài ra, khi các chiến lược đề ra có hẳn một thông điệp nhất định và đúng trọng tâm, điều này sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ thành công cho mỗi chiến dịch quảng bá thương hiệu hay sản phẩm.

Tiết kiệm thời gian và công sức

Đừng bao giờ nghĩ rằng việc lập một chiến lược truyền thông tốn nhiều thời gian và công sức. Bởi, đó chỉ là giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp đã có được chiến lược rõ ràng và hoàn chỉnh, mọi bước tiếp theo sẽ đơn giản, tiết kiệm được thời gian và công sức. 

Mỗi chiến lược đều đề rõ các việc cần làm, thời gian thực hiện, thông điệp… do đó, khi bắt tay vào thực hiện, nhân viên chỉ cần tuân theo đó để làm và người quản lý cũng chỉ cần bám sát vào chiến lược để phân chia công việc một cách trôi chảy và hiệu quả. 

Chuyên gia tư vấn truyền thông là những người có kinh nghiệm xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả – Ảnh: Len Nguyễn Media

Có thể đo lường được hiệu quả sau mỗi chiến lược truyền thông

Sau mỗi chiến lược truyền thông, kết quả đều sẽ được ghi nhận và đo lường lại một cách cẩn thận để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Đồng thời, điều này cũng giúp đảm bảo được doanh nghiệp có thể nhận ra những ưu và nhược điểm cần khắc phục để hoàn thiện hơn. 

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp có thể dựa vào các chiến lược và kết quả đo lường để tiến hành đánh giá nhân sự của công ty, hiểu và biết chính xác bộ phận nào làm việc hiệu quả và không hiệu quả để đưa ra quyết định quản trị chính xác hơn.

Những thuật ngữ bạn cần biết

Trong các chiến lược truyền thông thường xuất hiện rất nhiều thuật ngữ, nếu không cẩn thận bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn và gây ra rủi ro, đặc biệt là với những người mới làm quen với lĩnh vực này.

1. Audience (Công chúng): 

Audience là thuật ngữ thường thấy trong các chiến lược truyền thông, dùng để chỉ nhóm người xem nội dung của bạn trình bày và thể hiện. Họ là những người có thể nhìn thấy và xem nhưng chưa chắc đã mua nên đừng để nhẫm lẫn họ với khách hàng hoặc người tiêu dùng. 

Chiến lược truyền thông cần có sự thống nhất và thảo luận để cho ra ý tưởng hay nhất – Ảnh: Len Nguyễn Media

2. Brand (Thương hiệu)

Brand hay còn gọi là thương hiệu là điều tạo dấu ấn trong lòng khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn, khi nhắc đến sữa, người ta thường liên tưởng đến 2 thương hiệu lớn là Vinamilk và TH True Milk. Nếu doanh nghiệp của bạn có được những điểm khác biệt hoặc ấn tượng và được công chúng nhớ đến thì bạn đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu.

3. Brief (Bản yêu cầu sáng tạo)

Brief là tài liệu quan trọng mà bạn sẽ dùng để cung cấp cho các bộ phận liên quan như designer, content, creative team… để họ hiểu những gì bạn cần làm và thực hiện đúng với điều đó. Đồng thời, đây cũng là công cụ giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận trong công ty hoặc giữa client và agency.

4. Campaign (Chiến dịch marketing – truyền thông)

Campaign là một chiến dịch marketing, truyền thông kéo dài trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho mục đích truyền thông cụ thể mà doanh nghiệp đề ra. Đây là thuật ngữ thường dùng để chỉ các chiến lược truyền thông trong doanh nghiệp.

5. Insight 

Insight là thuật ngữ thường thấy và không thể thiếu trong mỗi chiến dịch truyền thông. Đây là những suy nghĩ, mong muốn cũng như động cơ ẩn sâu bên trong của mỗi người. Nó khiến họ bị thu hút hoặc thúc đẩy hành vi sử dụng hoặc mua sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Khi thực hiện các chiến lược truyền thông, doanh nghiệp cần dành thời gian để tìm hiểu về insight của khách hàng để có được những mục tiêu, định hướng cụ thể, hiệu quả cho chiến dịch.

6. Concept (Ý tưởng chủ đạo)

Đây là ý tưởng nền cho campaign, thường được thể hiện bằng vài câu. Từ ý tưởng chủ đạo này, bộ phận content sẽ biết phải xây dựng câu chuyện và thông điệp gì để phù hợp với concept được đề ra trong chiến dịch. 

7. Idea (Ý tưởng thể hiện)

Idea thường được truyền tải bằng lời hoặc chữ, nó dùng để hiện thực hóa ý tưởng chủ đạo ban đầu. Idea thường phát triển dựa vào concept.

8. Key message (Thông điệp chủ đạo)

Key message là thông điệp chủ đạo, xuất hiện xuyên suốt trong suốt các chiến lược, chiến dịch truyền thông. Điều này nhằm chắc rằng kết thúc chiến dịch, thông điệp này vẫn được in đậm và ghi dấu trong lòng khách hàng và công chúng. 

 Chiến lược truyền thông hay chiến lược marketing đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp – Ảnh: Len Nguyễn Media

9. Key visual (Hình ảnh xuyên suốt)

Ke visual là hình ảnh được sử dụng xuyên suốt chiến dịch truyền thông. Hình ảnh giúp thể hiện key message và tạo được điểm nhấn thị giác, giúp tăng tính đặc trưng và nổi bật cho chiến lược truyền thông.

10. Proposal (Bản đề xuất)

Proposal là bản thể hiện toàn bộ ý tưởng của chiến lược. Thông thường, người thực hiện chiến lược cần gửi proposal này cho khách hàng hoặc cấp trên để phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện kế hoạch cụ thể. 

Như vậy, với những thông tin được chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng việc xây dựng chiến lược truyền thông là rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư vào bộ phận truyền thông ngay từ bây giờ hoặc nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và thời gian, doanh nghiệp có thể tìm một chuyên gia tư vấn truyền thông để hỗ trợ. Họ sẽ là người đề xuất và đưa ra những chiến lược thích hợp với giá trị của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một cố vấn truyền thông để hỗ trợ xây dựng chiến lược truyền thông chỉn chu và hiệu quả thì Len Nguyễn Media là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn. Len Nguyễn Media có hơn 07 năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp truyền thông nhằm phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm cho nhiều doanh nhân, doanh nghiệp. Hãy LIÊN HỆ NGAY Hotline 090 377 2086 để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ!

Xem thêm:

error: Content is protected !!